Tài năng của Thành Cát Tư Hãn Thành_Cát_Tư_Hãn

Chính trị, văn hóa, và kinh tế

Thành Cát Tư Hãn là một nhà lãnh đạo thực thụ có khả năng. Ông đã tạo ra bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ mà mọi người trong đế chế phải tuân thủ. Vì sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và sắc tộc của các công dân và binh lính trong Đế chế Mông Cổ bao gồm cả Trung Quốc, Ba Tưchâu Âu ngày nay, ông đã truyền lại sự trung thành chỉ đối với ông (Đại Hãn) mà không cho một ai khác. Để giữ vững và bổ sung cho các chi phí cho quân đội cũng như các hoạt động khác, ông đã cho phép các thủ lĩnh duy trì quyền lực khi mà họ còn cung cấp được sức mạnh quân sự, nộp cống phẩm và cung cấp nhân lực trong các cơ sở cố định. Chiếm đóng được một khu vực đất đai rộng lớn, ông đã khuyến khích thương nghiệp và trao đổi hàng hóa và người Mông Cổ nhận được hàng hóa và dịch vụ từ những người khác. Các thương nhân, giáo sĩ, đặc sứ có được đảm bảo sự an toàn và hướng dẫn cần thiết dưới đế chế Mông Cổ, ví dụ một số người trong số họ đã đến Trung Quốc như nhà du hành Giovanni da Pian del Carpini dưới thời Oa Khoát Đài hay nhà du hành người Ý Marco Polo tới Bắc Kinh dưới thời Hốt Tất Liệt, là những người đã viết sách về chuyến du hành của họ với độ đáng tin cậy cao. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, mọi "cá nhân và tôn giáo là bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ".

Vì sự mở rộng đế chế của ông, Thành Cát Tư Hãn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung QuốcNga. Ông đã tiêu diệt tầng lớp quý tộc hiện thời trong các vùng lãnh thổ của mình, tạo ra tầng lớp trí thức thô sơ trong thời kỳ đó. Ông cũng tạo ra hệ thống bưu chính rộng lớn và mở rộng sự phổ biến của việc sử dụng hệ thống chữ cái thế giới, mặc dù trong nhiều năm người ta vẫn tin rằng ông là người thất học vì sự xuất hiện gần đây của chữ viết cũng như tuổi tác của ông tại thời điểm thi hành điều đó. Tuy nhiên, gần đây theo các phát kiến của các nhà sử học Mông Cổ và Trung Quốc ta thấy ông là người có học thức cao. Các văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp của Lão giáo.[18] Thương mại và du lịch trong lãnh thổ Trung Quốc, Trung Cận Đôngchâu Âu được phát triển mạnh mẽ bởi sự ổn định chính trị nhất mà Đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại Con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang ythầy đồ, và thiết lập sự tự do tôn giáo. Các ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển và các loại hình tôn giáo đã nảy nở do có tự do tôn giáo. Quân đội Mông Cổ về sau bao gồm rất nhiều người của các nền di sản khác nhau. Người Mông Cổ giúp cho phần lớn châu Á biết đến bàn tínhla bàn cũng như cho châu Âu biết đến thuốc súngthuốc nổ (phát minh bởi người Trung Quốc) và các công cụ phục vụ chiến tranh vây hãm mà người Trung Quốc đã phát triển để đối phó với người châu Âu. Người ta cũng cho rằng ông là người đầu tiên ngăn chặn sự phân chia bắc và nam Trung Quốc được bắt đầu từ thời kỳ Nhà Tống. Với thành tựu thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã giành được sự tôn trọng và hậu thuẫn sâu rộng của họ.

Quân sự

Ông tổ chức quân đội Mông Cổ thành các nhóm theo cơ số 10 (10 lính là một arban (thập hộ), 100 là một zuun (bách hộ), 1.000 là một myangan (thiên hộ), 10.000 là một tumen (vạn hộ) và mỗi một nhóm binh sĩ có một thủ lĩnh có trách nhiệm báo cáo với cấp trên cho đến tận tumen. Cơ cấu mệnh lệnh này tạo ra một sự mềm dẻo cao và cho phép quân đội Mông Cổ có khả năng tấn công ồ ạt, chia thành các nhóm nhỏ hơn để bao vây và dẫn dắt kẻ thù vào trong mai phục hay chia thành các nhóm nhỏ 10 người để áp chế các nhóm tàn quân đã tan vỡ và đang trốn chạy. Quân đội Mông Cổ là rất mềm dẻo vì sự kiên định của binh sĩ. Mỗi người lính Mông Cổ có thể có từ 2 đến 4 ngựa cho phép họ phi nước đại trong vài ngày mà không cần nghỉ ngơi hay bị mệt mỏi. Binh sĩ Mông Cổ cũng có thể sống vài ngày chỉ cần uống máu ngựa và ăn thịt bò Tây Tạng khô khi thời tiết khắc nghiệt.

Khi bổ sung binh lính mới cho quân đội, Thành Cát Tư Hãn chia họ ra thành nhiều nhóm dưới quyền của các thủ lĩnh khác nhau để tránh tình trạng có quan hệ về sắc tộc hay xã hội, vì thế ở đây không có sự phân chia theo các liên minh sắc tộc. Trong mọi chiến dịch, binh sĩ được phép đem theo gia đình của họ. Chỉ những chiến binh dũng cảm nhất mới được thăng chức. Mỗi một thủ lĩnh của một nhóm nào đó phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của binh lính dưới quyền tại bất kỳ thời điểm nào và có thể bị thay thế nếu như phát hiện được sự tắc trách.

Binh lính Mông Cổ là các khinh kỵ binh (kỵ binh nhẹ) so với các kỵ sĩ châu Âu, điều này cho phép họ tiến hành các chiến thuật và rút lui nhanh chóng. Đây là một thông lệ đối với các đội quân linh hoạt. Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông là sự hoàn hảo của loại hình quân khinh kỵ bắn cung. Một trong những kỹ thuật mà người Mông Cổ sử dụng trong chiến tranh là sự giả vờ rút lui giữa trận đánh, quân Mông Cổ có thể rút lui bất thình lình, làm cho quân đối phương tin rằng người Mông Cổ đã thua trận. Chỉ sau đó trong một khoảng cách nhất định thì họ mới hiểu là đã bị quân Mông Cổ bao vây và cuối cùng là hàng trận mưa tên bắn về phía họ. Người Mông Cổ không thích hợp với các cuộc cận chiến, họ thích tấn công từ một khoảng cách nhất định bằng cung tên, tận dụng khả năng bắn cung khi đang cưỡi ngựa điêu luyện của mình.

Trong các cuộc chiến, thủ lĩnh quân đội Mông Cổ có thể sử dụng cờ hay kèn hiệu để thực hiện chiến lược, chiến thuật của mình. Đối với người Mông Cổ, chiến thắng có vẻ như là vấn đề quan trọng nhất và họ không thể chấp nhận thua trận cũng như mất người bởi vì họ bị thua sút về tiếp viện (ít nhất là hai lần thấp hơn trong phần lớn các trận đánh nếu tính theo lượng binh sĩ) cũng như họ phải di chuyển xa lãnh thổ của mình. Như đã đề cập trên đây, vũ khí chủ yếu của người Mông Cổ là cung của người Hung và kiếm lưỡi cong, nhẹ và hiệu quả để mang vác và đánh nhau hơn là kiếm dài và nặng của người châu Âu. Một quy tắc đơn giản trong giao tranh đã được làm rõ trong thời đại của Thành Cát Tư Hãn là nếu hai hay nhiều hơn binh sĩ tách khỏi nhóm của họ mà không có sự chấp thuận của thủ lĩnh thì họ phải chết. Kiểu giao tranh của người Mông Cổ có vẻ như là phương thức tự nhiên nhất của cuộc sống du cư của họ, nó có nghĩa là trong các cuộc viễn du thì phải có hành lý gọn nhẹ nhất cũng như tốc độ và sự linh hoạt cao. Do đó Thành Cát Tư Hãn đã bổ sung thêm một yếu tố quan trọng, đó là kỷ luật nghiêm minh đối với quân đội của ông mà nó là tương tự như các đội quân khác của thảo nguyên trong thời gian dựa vào kiểu chiến tranh bằng khinh kỵ binh với cung tên.

Trận thủy chiến giữa Hạm đội Mông CổNhật Bản. Người Nhật đang tấn công năm 1293

Triết lý quân sự của Thành Cát Tư Hãn nói chung là đánh bại kẻ thù với ít tổn thất và rủi ro nhất cho người Mông Cổ, dựa trên lòng trung thành và tài năng trong việc lựa chọn các tướng lĩnh và binh sĩ.

Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện rất thành công các kiểu chiến tranh tâm lý, đặc biệt trong các việc mở rộng sự đe dọa, khủng bố đối với các thành phố, thị trấn khác. Nếu ông nhận thấy là ở đó có sự chống cự, ông có thể đưa ra cơ hội để họ đầu hàng và cống nộp. Nếu lời đề nghị bị từ chối, ông sẽ tiêu diệt cả thành phố hay thị trấn đó nhưng lại để cho một số người chạy trốn nhằm loan truyền tin về tổn thất của họ cho cư dân của các thành phố khác. Khi những tin đồn về sức mạnh của đội quân Mông Cổ đã lan rộng thì sẽ rất khó cho các thủ lĩnh của các thành phố đó trong việc thuyết phục người dân của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn. Quan điểm của ông đối với các kẻ thù là: đầu hàng và chịu cống nộp hoặc là chết. Khi họ đã đầu hàng, Thành Cát Tư Hãn thông thường giữ cho thành phố đó được nguyên vẹn và đảm bảo cho họ sự bảo vệ để họ trở thành nguồn nhân lực và quân nhu cho các chiến dịch trong tương lai. Nếu họ chống lại, ông thực hiện quyền sinh sát của người cai trị một cách tàn nhẫn. Người ta cho rằng ông đã tiết kiệm nhiều tổn thất sinh mạng cho quân đội Mông Cổ nhờ chiến tranh tâm lý và sự hăm dọa đối với kẻ thù.

Công nghệ là một mặt quan trọng trong chiến thuật của ông. Những thiết bị vây hãm là một phần quan trọng trong các cuộc chiến, đặc biệt trong việc tấn công các thành phố đã tăng cường phòng thủ. Ông sử dụng các nhà kỹ thuật Trung Quốc am hiểu về các thiết bị vây hãm trong quân đội của mình. Các thiết bị này được tháo rời và vận chuyển bằng ngựa và được lắp ráp lại ở nơi mà chúng cần sử dụng.

Trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh điển hình và các hình thái của nó, trước khi xâm chiếm, Thành Cát Tư Hãn và các tướng lĩnh thực hiện việc chuẩn bị tích cực ở Kurultai để quyết định xem sẽ chỉ đạo cuộc chiến tranh sắp tới như thế nào cũng như các tướng nào cần tham gia; có nghĩa là họ có thể tích lũy kiến thức hoàn hảo hơn từ những kẻ thù của mình, sau đó sự khiêu chiến sẽ được tính toán, và sau đó họ quyết định bao nhiêu đơn vị là cần thiết. Ở phía khác, các tướng Mông Cổ là những chiến binh với mức độ độc lập cao trong các quyết định khi họ tỏ rõ lòng trung thành với Thành Cát Tư Hãn trong một thời gian dài, điều này làm giảm thiểu sự kiểm tra, giám sát của ông đối với họ trong thời gian diễn ra chiến dịch. Vì bản chất linh hoạt của quân đội Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng một mạng lưới tình báo phức tạp trong quân đội Mông Cổ cũng như trong các mạng lưới thương mại hay các nước chư hầu, trong đó tình báo có thể nhanh chóng đến được mọi ngõ ngách của đế chế Mông Cổ. Người ta cho rằng, để chuẩn bị cho chiến tranh, các thủ lĩnh có thể cử 200 kỵ binh đi theo 4 hướng khác nhau để do thám các hoạt động của kẻ thù và đôi khi binh sĩ có thể đi tới 300 km trong 1 hay 2 ngày, điều này là thông thường trong thời đại của đội quân Mông Cổ.

Mặc dù chiến lược của người Mông Cổ sẽ có sự thay đổi tùy theo phản ứng của kẻ thù, nhưng kỹ thuật của họ vẫn chỉ là một. Người Mông Cổ giao chiến theo hàng dọc, thông thường có ba cánh quân, hai cánh bên hông có thể tách ra từ cánh quân trung tâm khi họ tính toán xem nơi nào họ có thể thọc vào. Các cánh quân bên hông có quân số tương đương có thể đi sâu vào lãnh thổ kẻ thù và bắt đầu chôn vùi kẻ thù bằng các toán quân Mông Cổ được chia thành các cơ, đội 10, 100, 1.000, 10.000 binh sĩ với các thủ lĩnh của họ, nó tạo ra một lực lượng chiến đấu rất tinh tế và có tổ chức cao, gần như không thể ngăn chặn nổi bởi những đội quân nông dân của người châu Âu hay Trung Quốc. Khi họ hiện diện ở một nơi nào đó và do thám các thành phố và cánh đồng xung quanh, họ có thể bằng cách nào đó nhập lại với cánh quân trung tâm và đưa ra đòn đánh quyết định với đội quân chính của kẻ thù. Tư tưởng và ưu thế của việc sử dụng các lực lượng bên hông là lan truyền đe dọa, khủng bố (người Mông Cổ rất giỏi việc này), thu thập tin tức tình báo từ các kẻ thù của họ và loại bỏ các đơn vị nhỏ hơn của kẻ thù để cho họ không thể hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, nó là một dạng của khái niệm phân chia và chế ngự. Các cánh quân bên hông này gửi các thông điệp thông qua tình báo cho các cánh quân khác về những gì xảy ra trên hướng của họ và họ có cần sự hỗ trợ từ các cánh quân đó hoặc hỗ trợ các cánh quân đó hay không. Quân đội Mông Cổ có các cuộc giao chiến với các đội quân nhỏ lẻ trên các cánh đồng trước khi tiêu diệt lực lượng đối địch chính, điều này làm tăng ưu thế của họ trong việc loại trừ khả năng thông tin từ nơi này sang nơi khác của đối phương. Người Mông Cổ giỏi chiến tranh vây hãm, giỏi làm lệch dòng chảy của các dòng sông cũng như cắt đứt lương thực, thực phẩm cho các thành phố và gửi những người tỵ nạn tới các thành phố khác để tạo sức ép về kinh tế-xã hội cho các thành phố này (lương thực, thực phẩm, nơi ăn ở v.v).

Khi trận đánh chính hay sự vây hãm đã kết thúc, người ta cho rằng các lực lượng Mông Cổ sẽ vẫn truy đuổi các thủ lĩnh đối phương cho đến khi họ chắc chắn rằng những kẻ này đã chết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thành_Cát_Tư_Hãn //nla.gov.au/anbd.aut-an35118014 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/229093 http://www.fsmitha.com/h3/h11mon.htm http://www.historychannel.com/thcsearch/thc_resour... http://www.iranchamber.com/literature/articles/tal... http://necrometrics.com/pre1700a.htm#Mongol http://www.payvand.com/news/03/jun/1074.html http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jia... http://www.accd.edu/sac/history/keller/Mongols/emp...